Thành lập địa điểm kinh doanh

12:02 - 26/08/2019

Thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề … 

Thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu. HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng nội dung: “Thành lập địa điểm kinh doanh” như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Một số điểm cần lưu ý:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, 
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại
  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Nội dung thông báo gồm:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  •  Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Thời gian giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc

Bước 3: Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Lưu ý:

  • Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
  • Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2019 đối với 01 địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm;
  • Treo biển tại địa điểm kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật HNLAW & PARTNERS về “Thành lập địa điểm kinh doanh”. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất. 

Chi tiết xin liên hệ Công ty luật HNLAW & PARTNERS

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912918296

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo