VNG kiện Tiktok

17:30 - 27/08/2020

VNG kiện Tiktok Trả lời phỏng vấn báo Vietnam Investment Review Chị đánh giá thế nào về vụ kiện trên và VNG có khả năng thắng kiện không? 

VNG kiện Tiktok

Trả lời phỏng vấn báo Vietnam Investment Review

Chị đánh giá thế nào về vụ kiện trên và VNG có khả năng thắng kiện không?

VNG đã khởi kiện TikTok xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ và đòi bồi thường thiệt hại hơn 221 tỷ đồng.

VNG kiện Tiktok

Theo cáo buộc của phía VNG đối với TikTok niều bản ghi âm những bài hát được lồng ghép trong các clip ngắn của Tik Tok lại do Zing – một công ty con của VNG – nắm giữa quyền sở hữu và khai thác.

Đây là vụ tranh chấp về bản quyền ghi âm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo khoản 2 điều 68 luật tố dụng dân sự năm 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. Do đó, VNG có quyền khởi kiện khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Việc khởi kiện của VNG cũng đã được tòa án chấp nhận thụ lý. Đây là cơ sở để VNG có thể theo đuổi vụ kiện.

Tuy nhiên đây mới là điểm khởi đầu và để thắng kiện VNG cần chứng minh được

(1)Các bản nhạc mà Tiktok sử dụng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của VNG (2) những chứng cứ chứng minh Tiktok sử dụng trái phép các bản ghi âm của VNG (3) những thiệt hại mà Tiktok gây ra cho VNG .

Về số tiền bồi thường 221 tỷ đồng thì VNG phải chứng minh những thiệt hại mà Tiktok gây ra cho VNG tương đương với khoản tiền bồi thường đó.

  • Cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam có đủ chặt chẽ để bảo vệ VNG trong vụ kiện này?

Việc bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam được quy định rõ trong luật sở hữu trí tuệ năm 2005, luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009.  Các clip Tiktok sử dụng thường dưới dạng các bản ghi âm với thời lượng ngắn. Theo khoản 3, điều 16 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm tổ chức định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). Theo khoản 2, điều 17 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì  bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam được bảo hộ.

Theo khoản 3 điều 35 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả đối với bản ghi âm trong vụ việc này sẽ bao gồm:

  • Chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
  • Công bố, sản xuất và phân phối bản ghi âm mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm
  • Sao chép, trích ghép đối với bản ghi âm, mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm

Về các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì theo điều 199 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và điều 4 nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 (nghị định 105/2016/NĐ-CP) gồm các biên pháp xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Riêng về việc áp dụng các biện pháp hành chính theo nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì đối với mỗi hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tiền khác nhau. Tổng hợp khung hình phạt sẽ gồm tổng hợp các mức phạt áp dụng cho các hành vi vi phạm. Ngoài ra theo quy đinh tại điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Ngoài ra bên vi phạm còn phải:

  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm bản ghi âm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số;
  • Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Việc khởi kiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng là một biện pháp xử lý dân sự và hệ quả của biện pháp xử lý này sẽ là một khoảng thời gian theo kiện cũng khá dài hơi. Về mặt luật pháp Việt Nam liên quan đến các chế tài xử phạt trước các hành vi vi phạm như trên là khá đầy đủ. Tuy nhiên điều cần nói trong vụ việc này là VNG cần xác định rõ những hành vi vi phạm của Tiktok và việc áp dụng các chế tài phù hợp để xử lý.

  • Việc đòi bồi thường 221 tỷ đồng từ phía VNG có hợp lý không?

Theo điều 202 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì một trong các biên pháp mà Tòa án áp dụng để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm việc buộc bồi thường thiệt hại.

Để được bồi thường và xác định mức bồi thường, VNG sẽ phải xác định thiệt hại theo nguyên tắc quy định tại điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và điều 16 nghị định 105/2016/NĐ-CP. Theo đó, thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:

a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại;

b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này;

c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.

Đây là căn cứ để xác định việc VNG đòi bồi thường thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại hợp lý.

Hơn nữa theo quy định tại điều 17, điều 18, điều 19, điều 20 nghị định 105/2016/NĐ-CP việc xác định các thiệt hại bao gồm:

  • Tổn thất về tài sản
  • Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
  • Tổn thất về cơ hội kinh doanh
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại

Do đó, VNG có thể xác định các thiệt hại trên làm căn cứ tính mức đòi thường thiệt hại phù hợp. Mức đòi buồi thường thiệt hai 221 tỷ đồng phải dựa trên việc xác định thiệt hại như trên, bảng liệt kê các thiệt hại làm căn cứ tính tổng mức thiệt hại có tương đương với 221 tỷ đồng hay không. Nếu mức thiệt hại tương đương thì việc đòi bồi thường 221 tỷ đồng của VNG là hợp lý.

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep

https://www.vir.com.vn/fies-displeased-with-government-demand-to-license-internal-websites-77325.html

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo