Đào tạo pháp chế doanh nghiệp

09:16 - 15/06/2020

Đào tạo pháp chế doanh nghiệp Trước tiên, Công ty Luật HNLaw & Partners  xin gửi lời cảm ơn tới Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ Đào tạo pháp chế doanh nghiệp của Công ty chúng tôi. HNLaw & Partners xin gửi tới Quý khách hàng các nội dung đào tạo, báo giá …

Đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Trước tiên, Công ty Luật HNLaw & Partners  xin gửi lời cảm ơn tới Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ Đào tạo pháp chế doanh nghiệp của Công ty chúng tôi. HNLaw & Partners xin gửi tới Quý khách hàng các nội dung đào tạo, báo giá về dịch vụ như sau:

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN KHOÁ ĐÀO TẠO

Luật sư: Đinh Thị Hoàng Nhung

  • Giám đốc Công ty luật TNHH HNLaw & Partners
  • Đại học Kyoto Nhật Bản
  • Thành viên Hiệp hội luật sư Quốc tế
  • Thành viên Đoàn luật sư Việt Nam
  • Thành viên Đoàn luật sư Hà Nội
  • Kinh nghiệm làm pháp chế doanh nghiệp

2. MỤC TIÊU CỦA KHÓA  ĐÀO TẠO

Khóa đào tạo pháp chế doanh nghiệp giúp học viên định hướng và định hình rõ nét về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp từ đó xác định hành trang cần thiết phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp. Trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên pháp lý/pháp chế doanh nghiệp. Thông qua khóa đào tạo pháp chế học viên sẽ được cũng cấp những kiến thức và kỹ năng làm việc:

  • Về kiến thức:
  • Hiểu được tầm quan trọng pháp chế trong doanh nghiệp;
  • Nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bạn có được sự tự tin bắt đầu công việc của một chuyên viên pháp chế;
  • Những khái niệm căn bản nhất về địa vị pháp lý của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp, những công việc cơ bản mà bạn sẽ tiếp cận và giải quyết;
  • Về kỹ năng:
  • Kỹ năng xử lý công việc cá nhân và kỹ năng xử lý công việc theo nhóm;
  • Kỹ năng xử lý mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh;
  • Kỹ năng phối hợp giải quyết công việc với các bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp;
  • Vận dụng các kỹ năng  vào hồ sơ thực tế và tình huống thực tế.
  • Mục tiêu nhận thức chi tiết khóa đào tạo pháp chế bao gồm:
  • Tư duy luật sư pháp chế: các kỹ năng soạn thảo, góp ý, thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng; xử lý tranh chấp; tranh tụng; xây dựng văn bản chế độ của doanh nghiệp (quy trình, quy định, quy chế), ủy quyền hành chính; nghiên cứu khoa học, tư duy của luật sư,…
  • Về kỹ năng soạn thảo văn bản:  diễn giải công việc của mình thành những câu đơn gọn gàng, dễ hiểu.
  • Về kỹ năng đàm phán hợp đồng: phát triển kỹ năng nghe, nói. Học viên học cách  lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đối tác trong quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng.
  • Kỹ năng nghiên cứu khoa học: tìm kiếm ra các phương pháp tư duy thích hợp.
  • Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ: Quy chế/Quy định/Quy trình doanh nghiệp.
  • Kỹ năng tư vấn pháp luật: Học viên ghi chép đầy đủ, vẽ lược đồ các quan hệ pháp luật và các rủi ro pháp lý (nếu có)

3. NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO

STTTên bài họcNội dung chính
1Tổng quát về Pháp chế doanh nghiệp– Bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp:
– Chức năng, nhiệm vụ của pháp chế nội bộ doanh nghiệp;
– Các loại tài liệu nội bộ cần thiết trong một doanh nghiệp thuộc phạm vi nhiệm vụ xây dựng, đánh giá, giám sát của pháp chế doanh nghiệp;
– Các lưu ý và kỹ năng tạo lập các văn bản hành chính nội bộ trong Doanh nghiệp;
– Các vấn đề pháp lý nội bộ trong Doanh nghiệp và nghiệp vụ thực hành, xử lý.
2Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp– Thủ tục đăng ký doanh nghiêp;
– Thay đổi tên, trụ sở Công ty;
– Bổ sung ngành nghề Công ty;
– Tăng, giảm vốn Điều lệ trong Công ty;
– Thay đổi thành viên/cổ đông Công ty;
– Thủ tục Thay đổi đại diện pháp luật Công ty;
– Bán doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần;
– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Các nội dung thay đổi khác .
3Xử lý văn bản chuyên nghiệp– Kỹ năng sử dụng máy tính của nhân viên pháp chế;
– Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thường áp dụng tại Việt Nam. – Soạn email thương mại (Việt/Anh), Công văn (Nhà nước/Bên ngoài);Soạn giấy giới thiệu, báo cáo, tờ trình;Soạn biên bản, thông báo, văn bản ủy quyền; Soạn quyết định cá biệt, nghị quyết;
4Tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp– Nhiệm vụ tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên về pháp luật Kinh doanh, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại, Đất đai, Bất động sản, Hải quan, Thuế, Lao động, Xuất nhập khẩu , Ngân hàng nhà nước VN……
– Phương pháp nghiên cứu quy định của pháp luật; Cung cấp thông tin pháp luật;
– Cách thức và nghệ thuật tư vấn.
5Kiểm tra, xây dựng Nội quy/Quy chế/Quy định/Quy trình doanh nghiệp– Quy định về Nội quy/quy chế/quy định/quy trình trong doanh nghiệp;
– Soạn thảo, rà soát, điều chỉnh Nội quy/quy chế/quy định/quy trình.
6Hợp đồng trong doanh nghiệp (1)-Pháp luật về hợp đồng; – Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: – Lý thuyết về kỹ năng soạn thảo hợp đồng: – Thu thập, thẩm định các tài liệu pháp lý trước khi soạn thảo hợp đồng; – Xác định cấu trúc Hợp đồng hoặc chọn mẫu phù hợp; – Xây dựng đề cương, định dạng thể thức cụ thể một hợp đồng; – Xây dựng các nội dung của Hợp đồng; – Kỹ năng rà soát, điều chỉnh hoặc đề xuất điều chỉnh hợp đồng.
7Hợp đồng trong doanh nghiệp (2)– Kỹ năng đàm phán hợp đồng;
– Yếu tố thành công và thất bại trong đàm phán;
– Tranh chấp hợp đồng; những tranh chấp điển hình liên quan đến các điều khoản hợp đồng;
– Hiệu lực của Hợp đồng;
– Chuyển giao, tạm dừng, chấm dứt và thanh lý hợp đồng
8Kỹ năng nhập mã HS CODE cho sản phẩm mà công ty muốn nhập khẩu hoặc xuất khẩu– Tầm quan trọng của HS CODE;
– Kỹ năng phân loại hàng hóa, các quy tắc phân loại hàng hóa áp mã HS CODE; HS code gồm các quy tắc add mã HS CODE. Các bước và kinh nghiệm áp mã HS CODE chính xác;
– Một số vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu: Liên quan đến thuế, hải quan,…
9Kỹ năng giải quyết vấn đề về thuế, lao động, bảo hiểm– Nghiệp vụ tiền lương: kỹ năng xây dựng thang lương, bảng lương,… 
– Bảo hiểm: Cập nhật các qui định mới nhất về luật bảo hiểm xã hội;…Chính sách về bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện đối với người lao động;
– Các thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký bảo hiểm, đăng ký cấp sổ bảo hiểm, đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
– Lao động: Các loại hợp đồng lao động; Các yếu tố cần lưu ý về nội dung của Hợp đồng lao động;.
– Thuế: Tổng quan về các loại thuế theo quy định hiện hành; Nghiệp vụ đăng ký và báo cáo thuế của Doanh nghiệp;
– Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kế toán – thuế.
10Kỹ năng giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn trong và ngoài doanh nghiệp– Các loại tranh chấp cơ bản trong và ngoài doanh nghiệp;
– Tranh chấp giữa thành viên góp vốn, thành viên Ban điều hành
– Tranh chấp về lao động và bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp
– Tranh chấp với cơ quan nhà nước,….
– Các phương pháp giải quyết tranh chấp
– Kỹ năng đánh giá và giải quyết tranh chấp doanh nghiệp 
11Pháp lý về kinh doanh có điều kiện – Làm giấy phép con– Quy chế quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
– Kỹ năng tư vấn, thẩm định và thực hiện đại diện Doanh nghiệp đăng ký cấp các loại Giấy chứng nhận và Giấy phép con theo quy định
– Thống kê và kiến thức cơ bản về các thủ tục phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 
– Thủ tục xin cấp Mã số mã vạch hàng hoá; 
– Thủ tục Hợp pháp hoá lãnh sự tài liệu, văn bản; 
– Hỗ trợ chuẩn bị các Chứng nhận lưu hành tự do; Chứng nhận xuất xứ; Chứng nhận xuất khẩu; Chứng nhận y tế; 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đào tạo pháp chế doanh nghiệp”. Để được tư vấn xin quý khách hàng cung cấp thông tin gồm: tên, số CMT, CCCD, email, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng là cá nhân; tên doanh nghiệp và mã số thuế, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng doanh nghiệp! Quý khách hàng có thể gửi thông tin về địa chỉ email của chúng tôi như ở dưới để được tư vấn chi tiết thủ tục và nhận bảng báo giá dịch vụ.

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/dao-tao-phap-che/

https://hosocongty.vn/cau-lac-bo-phap-che-doanh-nghiep-com-1136358.htm

Định hướng ngành pháp chế
Những điểm mới khóa học pháp chế
Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp
Đào tạo pháp chế tận tâm
Pháp chế ngân hàng