Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

08:01 - 14/12/2021

Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

      Trong quan hệ kinh doanh giữa các cá nhân, tổ chức sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh.

Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

MỘT SỐ TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP

  • Tranh chấp góp vốn, chuyển nhượng giữa các thành viên, cổ đông
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
  • Tranh chấp giữa các thành viên công ty và yêu cầu huỷ quyết định cá biệt
  • Tranh chấp về mua bán hàng hóa
  • Tranh chấp về thuê, cho thuê, thuê mua
  • Tranh chấp phần vốn góp
  • …….

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Thẩm quyền theo vụ việc
  • Về vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án các cấp
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ
  • Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của các bên

XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ THAM GIA VỤ ÁN

      Tranh chấp trong doanh nghiệp thường là quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, các chủ thể tham gia vụ án được gọi là đương sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có).

      Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

      Cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

      Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

      Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

      Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

ĐỐI VỚI VỤ ÁN “TRANH CHẤP THÀNH VIÊN CÔNG TY VỚI CÔNG TY” HOẶC“TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY”

  • Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp

      Khác với nhiều loại tranh chấp khác thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, đối với các tranh chấp thành viên công ty với công ty hoặc giữa thành viên công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh theo khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015.

  • Về nội dung quan hệ tranh chấp

      Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay,...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS năm 2015. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Kiểm sát viên nghiên cứu, xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

  • Về thu thập tài liệu, chứng cứ

      Cần thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nào, Điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các lần đăng ký thay đổi, bổ sung, các loại sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên... Trong các vụ án tranh chấp giữa thành viên công ty đối với công ty, thành viên công ty khó có thể cung cấp được cho Tòa án đầy đủ những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc khởi kiện của họ, do những tài liệu, chứng cứ này công ty đang quản lý, nắm giữ, trong khi đó phía công ty thì hạn chế cung cấp cho Tòa án trong trường hợp bất lợi cho công ty.

  • Về xác định người tham gia tố tụng

      Kiểm sát việc Tòa án có xác định đúng và đầy đủ người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là các thành viên của công ty hay không. Thực tế, nhiều vụ án tranh chấp giữa các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, Tòa án cho rằng thành viên công ty đã tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật như giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp hoặc là người đại diện theo ủy quyền nên không cần thiết đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 và Điều 73 BLTTDS năm 2015 nữa là không đầy đủ, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ và đồng thời không giải quyết toàn diện, triệt để vụ án.

`Trên đây là một số nội dung liên quan hoạt động giải quyết tranh chấp, nếu Quý khách cần trao đổi thêm vui lòng liên hệ qua địa chỉ email:  tuvan.hnlaw@gmail.com hoặc Zalo: 0961.078.255 để chúng tôi có thể tư vấn phương án hợp lý nhất cho Quý khách.

 

Định hướng ngành pháp chế
Những điểm mới khóa học pháp chế
Đào tạo pháp chế tận tâm
Pháp chế ngân hàng
Học pháp chế để bứt phá