Xử lý xâm phạm SHTT

14:27 - 07/04/2020

Xử lý xâm phạm SHTT Xử lý xâm phạm SHTT Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản của doanh nghiệp. Vậy khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, để bảo vệ thành quả và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần làm …

Xử lý xâm phạm SHTT

Xử lý xâm phạm SHTT Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản của doanh nghiệp. Vậy khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, để bảo vệ thành quả và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần làm gì? HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng xử lý xâm phạm SHTT:

✍️Căn cứ pháp lý:

–        Luật sở hữu trí tuệ 2005

–        Luật sở hữu trí tuệ 2009, sửa đổi, bổ sung luật SHTT 2005.

✍️Có 3 chế tài xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ cụ thể sau đây:

1. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

a. Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

b. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
    • Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
    • Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
  • Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính
a. Các hành vi sau về quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
  •  Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định của pháp luật hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

b. Các hình thưc xử phạt vi phạm hành chính

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
    • Cảnh cáo;
    • Phạt tiền.
  • Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    • Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ,
    • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
  • Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
    • Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
    • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
  • Mức tiền phạt trên được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

3. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

✍️Chế tài xử lý hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Trên đây là những nội dung tư vấn về “Xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” để Quý khách hàng tham khảo.

❣️Để được tư vấn xin quý khách hàng cung cấp thông tin gồm: tên, số CMT, CCCD, email, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng là cá nhân; tên doanh nghiệp và mã số thuế, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng doanh nghiệp! Quý khách hàng có thể gửi thông tin về địa chỉ email của chúng tôi như ở dưới để được tư vấn chi tiết thủ tục và nhận bảng báo giá dịch vụ.

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/so-huu-tri-tue/

http://www.noip.gov.vn/

Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Đăng ký bản quyền
Đại diện sở hữu công nghiệp
Điều chỉnh lệ phí Sở hữu công nghiệp
Về chỉ dẫn địa lý