Từ mặt có hưởng thừa kế?

09:56 - 17/12/2020

Từ mặt có hưởng thừa kế? Câu hỏi: Con cái từ mặt bố mẹ có được hưởng di sản thừa kế? Bố mẹ tôi sinh được 2 anh em nhưng do mẫu thuẫn nên anh trai tôi đã bỏ nhà đi được 20 năm và tuyên bố không muốn nhìn mặt gia đình. 

Từ mặt có hưởng thừa kế?

Câu hỏi:

Con cái từ mặt bố mẹ có được hưởng di sản thừa kế?

Bố mẹ tôi sinh được 2 anh em nhưng do mẫu thuẫn nên anh trai tôi đã bỏ nhà đi được 20 năm và tuyên bố không muốn nhìn mặt gia đình. Trong thời gian này, anh tôi không hề quay về nhà. Bố tôi vừa mất cách đây 3 năm, nay mẹ tôi cũng đã mất. Bố mẹ tôi có để lại 1 thửa đất nhưng lại không có di chúc. Tôi được biết phải làm thủ tục chia thừa kế đối với thửa đất trên. Vậy trong trường hợp này, anh trai tôi có được hưởng thừa kế không? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Con cái “Từ mặt” có thể hiểu là việc con cái muốn chấm dứt quan hệ với bố mẹ của mình. Ngày nay, hành vi này đã diễn ra phổ biến hơn khi những đứa con nhận thấy rằng họ không phải nghe theo lời cha mẹ, không đồng thuận với bố mẹ trong nhiều vấn đề. Vậy, khi những người con này từ mặt bố mẹ thì có được hưởng quyền thừa kế nữa không?

“Từ mặt” chỉ là xung đột trong gia đình còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ bố mẹ thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Trừ trường hợp có Quyết định hoặc Bản án của Tòa án có thẩm quyền về việc xác định cha mẹ cho con, xác định con cho cha, mẹ.

Do đó, việc “từ mặt bố mẹ” không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người con đã từ mặt bố mẹ mình, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ.

Nếu không có di chúc, lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Người con sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy người con từ mặt bố mẹ trong trường hợp không có di chúc như ở trên vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.

http://www.hnlaw.vn/cap-nhat/

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx

Ký hợp đồng loại nào?
Hợp đồng thuê đất có bắt buộc phải công chứng không?
Lãi suất vay trong hợp đồng vay
Miễn thuế khi chuyển nhượng bất động sản
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai