Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

10:17 - 13/05/2019

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi sản phẩm trí tuệ mới khi được tạo ra, dù cho bí mật đến đâu, cũng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào, bằng nhiều cách khác nhau. 

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi sản phẩm trí tuệ mới khi được tạo ra, dù cho bí mật đến đâu, cũng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào, bằng nhiều cách khác nhau. Vậy nên mỗi cá nhân, tổ chức cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết về sở hữu trí tuệ để có thể tự bảo vệ những sản phẩm tâm huyết do chất xám của mình làm ra, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc không mong muốn. Công ty Luật HNLaw & Partners xin gửi đến quý khách hàng những quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ bản quyền cũng như các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các loại hình sáng tạo  khác nhau mà con người nghĩ ra. Có thể chia thành các loại hình sáng tạo sau:

  • Bản quyền
  • Bằng sáng chế
  • Thương hiệu
  • Kiểu dáng công nghiệp
  • Sơ đồ bố trí mạch tích hợp
  • Chỉ dẫn địa lý

Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp

Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả giống như ở các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả hay nói cách khác là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.

Như vậy, có thể tạm hiểu những gì được gọi là “tác phẩm” tức là có bản quyền.

Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa – Thông tin) xem xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)

Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm. Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.

Ngày nay, rất nhiều sản phẩm sáng tạo được tìm ra nhiều hơn, cũng như nhu cầu về sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp và người dân có thể đăng ký các quyền cơ bản như sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu
  • Đăng ký bản quyền, trong đó bao gồm:

+Bản quyền phần mềm máy tính

+Bản quyền tác phẩm

  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/01/2007 hướng dẫn NĐ 103/2006/NĐ-CP để biết rõ thêm các quy định cũng như hồ sơ, thủ tục đăng ký các loại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, kiểu dáng công nghiệp.

Hi vọng rằng bài viết trên đã khái quát được một vài nét cơ bản những quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc cần tư vấn, hoặc có nhu cầu đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên lạc với chúng tôi. Công ty Luật HNLaw & Partners luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng để mang lại lợi ích tốt nhất đến cho mọi người. Xin trân trọng cảm ơn.

https://hnlaw.vn/so-huu-tri-tue

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php

Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Đăng ký bản quyền
Đại diện sở hữu công nghiệp
Điều chỉnh lệ phí Sở hữu công nghiệp
Về chỉ dẫn địa lý