Việc sau thành lập chi nhánh

08:07 - 13/12/2019

Việc sau thành lập chi nhánh

Cũng như thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cũng phải thực hiện những công việc cần làm ngay sau khi thành lập chi nhánh. Sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, kế toán cần chú ý thực hiện các công việc gì?

Việc sau thành lập chi nhánh

Cũng như thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cũng phải thực hiện những công việc cần làm ngay sau khi thành lập chi nhánh. Sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, kế toán cần chú ý thực hiện các công việc gì? HNLaw & Parterns xin hướng dẫn Quý khách hàng như sau:

1. Khai thuế môn bài

  • Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. 
    • Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

Lưu ý:

  • Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. 
  • Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

2. Tài khoản ngân hàng

Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Thì chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Để tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho mình.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 12 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.”

Như vậy việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.

Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai  thuế tại nơi có trụ sở chính. Sau đó doanh nghiệp phân bổ số thuế phải nộp về cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đó.

4.  Thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì thuế GTGT được kê khia như sau:

– Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai tại chi nhánh đó

– Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì thực hiện khai thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc

+ Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế của chi nhánh đó.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh” của HNLaw & Partners. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo