Thủ tục khởi nghiệp

10:16 - 17/06/2019

Thủ tục khởi nghiệp

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang trở thành một xu thế mới vô cùng mạnh mẽ. Hàng loạt các công ty mới thành lập ra đời khi mà khung pháp lý của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hỗ trợ cho các startups khởi nghiệp. 

Thủ tục khởi nghiệp

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang trở thành một xu thế mới vô cùng mạnh mẽ. Hàng loạt các công ty mới thành lập ra đời khi mà khung pháp lý của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hỗ trợ cho các startups khởi nghiệp.

Khi các startups khởi sự kinh doanh, một hành lang pháp lý an toàn trong quá trình thành lập doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Có 4 yếu tố chính cần cân nhắc trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.

Để làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị:

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp

2. Chuẩn bị bản sao  công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên

3. Lựa chọn đặt tên công ty

4. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp của công ty.

5. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.

6. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

7. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết, startups cần tiến hành soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp và nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Theo điều 27 luật doanh nghiệp 2014 về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

  1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại luật này cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  3. Chính phủ quy định chi tiết  trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;

Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

 Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

• Tên doanh nghiệp;

• Mã số doanh nghiệp.

Sau có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + mã số thuế + con dấu cần thực hiện một số thủ tục như:

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
  2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;
  3. Nộp tờ khai thuế môn bài;

• Thời hạn nộp tờ khai:

+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;

+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.

  • Nộp thuế môn bài cho năm nay.
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử.
  • Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty.
  • Làm thủ tục mua và phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ bao gồm:

• Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( 2 bản);

• Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ( 2 bản);

• Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn ( 2 bản);

• Quyết định bổ nhiệm giám đốc;

• Quyết định bổ nhiệm kế toán;

• Quyết định phát hành hóa đơn điện tử

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp nộp tại chi cục thuế quản lý doanh nghiệp sau đó cơ quan thuế sẽ ra phiếu hẹn trả kết quả ” Chấp thuận thông báo phát hành hóa đơn” cho doanh nghiệp.

Trong khoản thời gian này cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty xem Doanh Nghiệp có đủ điều kiện hoạt động hay không

  • Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Các thủ tục thành lập doanh nghiệp không quá phức tạp nhưng cũng không hề đơn giản. Do đó, để có thể thực hiện các thủ tục này một cách nhanh chóng và suôn sẻ, cần chuẩn bị thông tin một cách chính xác và đầy đủ, nắm rõ các quy trình – thủ tục thành lập doanh nghiệp để chuẩn bị tốt nhất cho bước đầu tiên trong chặng đường thương trường.

Trên đây là một số thông tin mà công ty Luật HNLAW & PARTNERS cung cấp đến quý khách hàng về vấn đề Thủ tục khởi nghiệp dành cho startups.

Để hiểu rõ hơn về trình tự thủ tục chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thì bạn hãy liên hệ với Công ty Luật HNLAW & PARTNERS chúng tôi  để được tư vấn và hỗ trợ.

Vui lòng liên hệ :

Hotline:0912.918.296.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo