Thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam

09:38 - 31/08/2019

Thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam

Để có thể triển khai đầu việc này, Hnlaw & Partners xin tư vấn các bước thực hiện thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam như sau: 

Thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam

Để có thể triển khai đầu việc này, Hnlaw & Partners xin tư vấn các bước thực hiện thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam như sau:

Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng văn phòng, nhà xưởng để tiến hành hoạt động kinh doanh

Thông thường, các nhà đầu tư thường đặt nhà xưởng và văn phòng cùng 1 địa chỉ, cũng có trường hợp văn phòng ở một nơi mà xưởng sản xuất lại ở nơi khác

Như vậy, khi tiến hành tư vấn tìm kiếm mặt bằng, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

Địa chỉ đó có thành lập được văn phòng công ty hay không? Địa chỉ đó có thành lập được xưởng sản xuất hay không ? Thông thường, kinh nghiệm là phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đó và doanh nghiệp phải liên hệ các đơn vị tư vấn để được nắm trước, tránh trường hợp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc/ thuê lại không được cấp giấy phép.

Xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng, xưởng sản xuất và xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê. Thông thường, kinh nghiệm là phải xem toàn bộ xem giấy tờ có hợp pháp và có quyền cho thuê hay không ?

Một việc quan trọng nữa là doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê văn phòng, xưởng.

Thành lập nhà máy Nhật tại Việt Nam

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp

Việc xin cấp phép này doanh nghiệp có thể phối hợp với Hnlaw & Partners để thực hiện bước này. Thủ tục và hồ sơ cấp phép Hnlaw & Partners sẽ phối hợp thực hiện giúp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xin Giấy phép hoạt động đối với sản phẩm sản xuất (giấy phép con) (nếu sản xuất mặt hàng có điều kiện)

Đối với một số sản phẩm, pháp luật có quy định về việc phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động trước khi tiến hành việc sản xuất thì doanh nghiệp phải thực hiện. Như vậy, Hnlaw & Partners sẽ tư vấn cho doanh nghiệp tham khảo quy định liên quan đến sản phẩm mà mình dự định sản xuất và chỉ được sản xuất sau khi được cấp phép.

Ví dụ như sản xuất phân bón thì phải xin giấy phép hoạt động trên Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

Bước 4: Xin các loại Giấy phép cần có cho xưởng sản xuất

Theo quy định, các xưởng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy. Do đó, bất kỳ xưởng sản xuất sản phẩm gì đi nữa thì cũng phải thực hiện các thủ tục để được xác nhận đáp ứng điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết phải có các giấy phép như đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ….

Các giấy phép này là giấy phép con cần thiết để khách hàng có thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh vào thị trường Việt Nam. Việc tư vấn cho khách hàng định hướng các điều kiện cần thiết về giấy phép khi đầu tư kinh doanh vào Việt Nam là một quy trình cần thiết mà doanh nghiệp nên cân nhắc và xem xét.

Sau đó để đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp có thể lưu thông sản phẩm trên thị trường Việt Nam như công bố hợp quy. Để thuận tiện cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế, doanh nghiệp cũng cần tư vấn cho khách hàng về thủ tục mã vạch hàng hóa cho các sản phẩm của công ty nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, quản lý sản phẩm và thuận tiện cho việc thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Thủ tục này Hnlaw & Partners cũng sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp thực hiện.

Chi tiết xin liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners

Hotline: 0912918296

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo