Hợp đồng liên kết đào tạo

13:50 - 03/11/2019

Hợp đồng liên kết đào tạo_một số điểm đáng lưu ý

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp thường hợp tác với nhiều đối tác. Đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng nguyên tắc liên kết đào tạo nói riêng, yếu tố cơ bản nhất của hợp đồng chính là … 

Hợp đồng liên kết đào tạo_một số điểm đáng lưu ý

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp thường hợp tác với nhiều đối tác. Đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng nguyên tắc liên kết đào tạo nói riêng, yếu tố cơ bản nhất của hợp đồng chính là sự thỏa hiệp giữa các ý chí của các bên. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì các bên có quyền tự do, tự thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối. Để thuận tiện cho việc thực hiện hợp đồng và xử lý khi xảy ra tranh chấp Hợp đồng cần có các nội dung chủ yếu sau:

  • Chủ thể của hợp đồng

Thông thường trong hợp đồng, nội dung này thường được ghi nhận là thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có.

Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.

  • Đối tượng và nội dung của hợp đồng

Đối tượng và nội dung của hợp đồng là điều khoản cơ bản của mọi hợp đồng dân sự. Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng dân sự, đồng thời các bên phải thỏa thuận cụ thể về điều khoản này. Nếu các bên không thỏa thuận này trong hợp đồng thì hợp đồng không thể được hình thành.

  • Thời hạn hợp đồng

Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thỏa thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng cũng như thời hạn hết hợp đồng, đảm bảo tính chặt chẽ, cụ thể của hợp đồng hai bên ký kết.

  • Giá và phương thức thanh toán

Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng nguyên tắc liên kết đào tạo, giá giao dịch cần được quy định cụ thể . Trường hợp này hợp đồng vẫn được xem xét về giá trị dựa trên những giấy tờ các bên đưa ra chứ không chỉ dựa trên bản Hợp đồng.

Trong điều khoản này, Hợp đồng nguyên tắc liên kết đào tạo có thể thêm thỏa thuận về “xuất hóa đơn ”, cụ thể về thời điểm xuất hóa đơn để hợp đồng được rõ ràng, tránh sự hiểu lầm, xung đột xảy ra.

Cụ thể, về mức thuế VAT khi xuất hóa đơn cho hợp đồng này:  theo quy định tại khoản 13 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP  ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng thì hoạt động đào tạo này không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí giữa các bên, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội dung này hoàn toàn dựa vào ý chí của các bên, tuy nhiên không được trái quy định pháp luật.

  • Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và chỉ được phạt vi phạm nếu điều này được quy định trong hợp đồng. Cũng theo Luật này, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên có thể áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

  • Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng

Điều khoản này chưa được đề cập đến trong hợp đồng nguyên tắc liên kết đào tạo. Đây là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đền phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện. Việc chấm dứt hợp đồng được áp dụng khi có sự vi phạm của một bên khiến cho bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu. Ngoài ra, các bên còn thỏa thuận về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, tạo điều kiện cho các bên thực hiện hợp đồng.

  • Giải quyết tranh chấp

Khi ký kết hợp đồng, các bên đàm phán về các điều khoản để hạn chế nhất việc xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc xảy ra tranh chấp cũng là điều không tránh khỏi. Các bên tham gia hợp đồng cần dự liệu hết những trường hợp có thể xảy ra. Các bên có thể thỏa thuận chọn con đường Tòa án hoặc Trọng tài nếu tranh chấp xảy ra.

Công ty luật Hnlaw & Partners

Hotline: 0912.918.296

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
Tư vấn về hợp đồng
Soạn thảo hợp đồng hợp tác
Khi hợp tác kinh doanh
Giao dịch hợp đồng