Giấy phép lao động chủ sở hữu

10:58 - 05/02/2020

Giấy phép lao động chủ sở hữu

Gần đây, HNLaw & Partners nhận được yêu cầu tư vấn liên quan đến giấy phép lao động của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên nước ngoài. 

Giấy phép lao động chủ sở hữu

Giấy phép lao động chủ sở hữu Gần đây, HNLaw & Partners nhận được yêu cầu tư vấn liên quan đến giấy phép lao động của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên nước ngoài. Nội dung câu hỏi như sau:

Câu hỏi: Doanh nghiệp mình thuộc công ty nước ngoài (cụ thể Hàn Quốc). Đại diện chủ sở hữu giờ muốn là đại diện pháp luật ở Việt Nam thì cho mình hỏi có cần phải làm giấy phép lao động không?

Luật sư Công ty luật TNHH HNLaw & Partners tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Nội dung tư vấn

Giấy phép lao động chủ sở hữu Điều 169 BLLĐ 2012 quy định về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:

       “Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

  1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.”

Như vậy, giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp là một trong những điều kiện nếu một lao động là công dân nước ngoài được làm việc ở Việt trừ những trường hợp được miễn trừ theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

Các trường hợp được miễn trừ được quy định tại điều 172 Bộ luật lao động 2012 như sau:

       Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Từ những căn cứ pháp lí trên có thể thấy trường hợp cá nhân là đại diện chủ sở hữu đồng thời là đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH không thuộc một trog những trường hợp không phải xin cấp giấy phép lao động. Do vậy, đại diện chủ sở hữu công ty bạn giờ là đại diện pháp luật của doanh nghiệp tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật, thì không cần xin giấy phép lao động.

Trên đây là những nội dung tư vấn về “Giấy phép lao động đối với người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-dau-tu/

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư