Cổ phần ưu đãi biểu quyết

09:47 - 03/12/2019

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Với công ty trách nhiệm hữu hạn, quyền lực của các thành viên luôn gắn liền với số vốn mà các thành viên đã góp. Thành viên góp vốn bao nhiêu thì có số phiếu biểu quyết tương ứng bấy nhiêu. Khác với đó, công ty cổ phần lại … 

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Với công ty trách nhiệm hữu hạn, quyền lực của các thành viên luôn gắn liền với số vốn mà các thành viên đã góp. Thành viên góp vốn bao nhiêu thì có số phiếu biểu quyết tương ứng bấy nhiêu. Khác với đó, công ty cổ phần lại có quy định và cơ chế có phần linh động và đa dạng hơn, cụ thể là bên cạnh cổ phần phổ thông, công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phần khác như: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác,… Mỗi loại cổ phần này đều có mức độ và loại ưu đãi riêng, trong đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết cho phép người sở hữu loại cổ phần này có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với các loại cổ phần còn lại. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Các quy định của pháp luật về cổ phần này sẽ được thể hiện dưới đây:

I. Đối tượng được quyền nắm giữ

Theo Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 thì đối tượng được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết gồm có:

– Tổ chức được Chính phủ ủy quyền;

– Cổ đông sáng lập.

II. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi

– Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định của Điều lệ;

– Các quyền của cổ đông phổ thông theo Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

Ngoài ra còn có các quyền khác theo trường hợp cụ thể quy định tại khoản 2, 3, 4,5 Điều này.

Chú ý:

  • Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
  • Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần này không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Như vậy, trong trường hợp cổ đông sáng lập muốn tăng quyền lực của mình thông qua việc sở hữu được nhiều số phiếu biểu quyết hơn nhưng hạn chế tối đa số vốn và giới hạn trách nhiệm phải chịu thì cổ đông sáng lập có thể mua cổ phần ưu đãi biểu quyết. Khi mới thành lập một công ty cổ phần thì việc có từ ba cổ đông trở lên cũng phần nào thể hiện rằng việc đi đến sự đồng thuận của một quyết định sẽ không dễ dàng; Hơn nữa, việc có nhiều cổ đông cũng chưa thể nào đạt ngay đến sự tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng là cách để các cổ đông tạo cho mình nhiều quyền lực hơn, từ đó có thể chi phối, quản lý và xây dựng công ty theo kế hoạch của mình. Có thể hiểu con số 03 năm – thời hạn để cổ phần loại này chuyển thành cổ phần phổ thông mà Luật đưa ra là con số hợp lý để một công ty có thể đạt được mức độ ổn định. Sau ba năm, các cổ đông phải chịu các trách nhiệm tương ứng đúng với sổ cổ phần phổ thông mà mình sở hữu.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cổ phần ưu đãi biểu quyết” của HNLaw & Partners. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

 

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo