Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

10:59 - 09/09/2019

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước có nhiều sự lựa chọn về hình thức đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam để Quý khách hàng lựa chọn. 

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước có nhiều sự lựa chọn về hình thức đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam để Quý khách hàng lựa chọn. HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Nghị định 63/2018NĐ-CP;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

II. Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

  • Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ như sau:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư  (Hợp đồng PPP)

  • Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để 
  • Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng  hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)

  • Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

5. Những dự án trong các lĩnh vực dưới đây do Quốc hội xem xét quyết định chủ trương và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:(Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công)

  • Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
  • Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

6. Những dự án trong các lĩnh vực dưới đây do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án do Quốc hội xem xét quyết định chủ trương):

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

+ Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

+ Sản xuất thuốc lá điếu;

+ Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

+ Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

  • Dự án không thuộc trường hợp trên có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
  • Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

7. Những dự án trong các lĩnh vực dưới đây do UBND cấp tỉnh xem xét quyết định chủ trương và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương):

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Trên đây là một số nội dung về “Các hình thức đầu tư tại Việt Nam”. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư