Tranh chấp thương mại

09:27 - 24/10/2019

Tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng Câu hỏi: Có những hình thức nào giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại?

Trả lời: Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại được quy định như sau: 

Tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng

Câu hỏi: Có những hình thức nào giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại?

Trả lời: Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại được quy định như sau:

Căn cứ pháp lý: Luật thương mại 2005

Về các hình thức giải quyết tranh chấp điều 317 quy định có các hình thức như sau:

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Do đó, có các hướng giải quyết là:

Hướng 1: Thương lượng, hòa giải

Nên đi theo hướng này, bởi hướng theo kiện rất mất nhiều chi phí (bên bán đang phải chịu chi phí lưu kho), theo kiện mất rất nhiều thời gian.

Hướng 2: Khởi kiện

Nếu không thương lượng, hòa giải được thì hoàn toàn có thể khởi kiện.

Bên B vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Cụ thể:

Vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng (đối với điều khoản của hợp đồng quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng):

7.2. Nếu bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho bên kia và hai bên phải có xác nhận bằng văn bản…….

7.3. Nếu bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia

Vi phạm nghĩa vụ bên mua theo quy định Điều 6 của Hợp đồng.

Như vậy, nếu khởi kiện, thì việc bên mua sẽ chịu những chế tài xử phạt là hoàn toàn có thể xảy ra theo quy định Luật thương mại 2005:

Thứ nhất, buộc thực hiện đúng Hợp đồng:

Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Như vậy, bên mua sẽ phải nhận số hàng theo đúng hợp đồng.

Thứ hai, phạt vi phạm:

Căn cứ phạt vi phạm: Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,

Thứ ba, bồi thường thiệt hại

Căn cứ bồi thường thiệt hại: Điều 302 Luật thương mại 2005

Như vậy, bên bán cần chứng minh tổn thất (chi phí lưu kho) theo quy định tại điều 304:
“Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Việc chứng minh việc bên mua phải bồi thường thiệt hại phải đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Chi tiết xin liên hệ: Công ty luật Hnlaw & Partners

Hotline: 0912.918.296

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo