Thực trạng hoạt động M&A

09:55 - 04/12/2019

Thực trạng hoạt động M&A 1.Thực trạng hoạt động M&A_Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam Những năm gần đây các thương vụ M&A tại việt Nam tăng cả về số lượng và giá trị. Nửa đầu năm 2019, ước tính tổng giá trị các thương vụ M&A tại …

Thực trạng hoạt động M&A

1.Thực trạng hoạt động M&A_Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam

Những năm gần đây các thương vụ M&A tại việt Nam tăng cả về số lượng và giá trị.

Nửa đầu năm 2019, ước tính tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỷ USD, bao gồm gần 2,8 tỷ USD từ các thương vụ được công bố tại Việt Nam và khoảng 2,64 tỷ USD góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đã có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế đã tạo ra những cơ hội để hoạt động M&A phát triển.

Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài sau khi gia nhập                  các Hiệp định thương mại đa phương. Đó là tác nhân giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, luật pháp; làm thế nào để những cơ hội và tăng trưởng đã được tạo ra cùng với những thành quả kinh tế tích cực, những cải cách pháp lý có tính xây dựng…

Việt Nam đã ban hành một số luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự mới, Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Cạnh tranh. Một số luật quan trọng khác cũng được đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn như: Luật Đất đai, Luật Chứng khoán, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định quy định hướng dẫn thực hiện những luật này.

Ví dụ điển hình trong năm 2018, ngành Giáo dục đã có 2 nghị định quan trọng: Nghị định 135 và Nghị định 86. Hai nghị định này đã đơn giản hóa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nghị định 135 đã đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, còn Nghị định 86 đã giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam.

Trước thời điểm Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực, nhà đầu tư nước ngoài vướng nhiều rào cản khi đầu tư vào giáo dục, ví dụ như giới hạn tỷ lệ học sinh Việt Nam: 10% đối với cấp tiểu học và 20% đối với cấp trung học. Các trường quốc tế tại Việt Nam vì vậy phụ thuộc nhiều vào tuyển sinh học sinh nước ngoài.

Sau khi Nghị định này có hiệu lực, các trường quốc tế đã tận dụng cơ hội và thúc đẩy hoạt động tuyển sinh học sinh Việt Nam. Động thái này chắc chắn đã tác động tới việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc cơ hội hấp dẫn của thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

2. Một số hạn chế trong phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam

Thứ nhất, các quy định về hoạt động M&A đang được quy định tại nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hơn nữa mới chỉ quy định chung chung, chưa có hệ thống chi tiết. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A.

Thứ hai, Thực tế đã có nhiều công ty muốn mua và cũng có không ít công ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được sau M&A sẽ như thế nào.

Thứ ba, Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các DN Việt Nam còn ở mức cao, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm tỷ lệ chi phối để có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Thêm nữa, việc định giá quá cao trong một số trường hợp; Tình trạng báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch, gây ảnh hưởng đến thu hút vốn ngoại trong hoạt động M&A.

Công ty luật Hnlaw & Partners

Hotline: 0912.918.296

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/mua-ban-va-sap-nhap/

https://en.wikipedia.org/wiki/Mergers_and_acquisitions

Tổ chức lại doanh nghiệp
Quy trình mua bán doanh nghiệp
Kế hoạch mua bán doanh nghiệp
Khái niệm mua bán và sáp nhập
Mua, bán doanh nghiệp tư nhân