Hành vi bị nghiêm cấm trong lao động

11:33 - 01/02/2020

Hành vi bị nghiêm cấm trong lao động

Gần đây, HNLaw & Partners nhận được câu hỏi từ Quý khách hàng như sau: “Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lao động? 

Hành vi bị nghiêm cấm trong lao động

Gần đây, HNLaw & Partners nhận được câu hỏi từ Quý khách hàng như sau: “Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lao động? Việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đặt bằng đại học và một khoản tiền đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng có phải là hành vi bị cấm không?”

Luật sư Công ty Luật TNHH HNLaw & Partners tư vấn cho Quý khách hàng như sau:

Có rất nhiều hành vi bị cấm trong quan hệ pháp luật lao động nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung. Không chỉ những hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong các quy định pháp luật về lao động, các hành vi trái pháp luật khác hoặc trái đạo đức xã hội cũng không được phép thực hiện. Trong số các hành vi đó, Điều 8 Bộ luật lao động 2012 có nêu ra một số hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động như sau:

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Theo những hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Bộ luật lao động 2012 đều thiên hướng về bảo vệ người lao động. Các hành vi bị cấm đều thuộc về hành vi của người sử dụng lao động đối với người lao động. Trong các hành vi nêu trên, hành vi phân biệt đối xử là nghiêm trọng nhất, tiếp đến là hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức sử dụng lao động.

Bộ luật lao động 2012 cũng quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Cụ thể, tại điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm như sau:

  • Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  • Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đặt bằng đại học và một khoản tiền đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng có phải là hành vi bị pháp luật Việt Nam cấm, không cho phép làm.

—————————–

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

http://www.molisa.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo