Bổ sung nhà đầu tư mới

13:45 - 23/08/2019

Bổ sung nhà đầu tư mới

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có 3 nhà đầu tư nước ngoài, muốn bổ sung một nhà đầu tư nữa vào công ty thì cần lưu ý những điểm về bổ sung nhà đầu tư sau đây. 

Bổ sung nhà đầu tư mới 

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có 3 nhà đầu tư nước ngoài, muốn bổ sung một nhà đầu tư nữa vào công ty thì cần lưu ý những điểm về bổ sung nhà đầu tư sau đây.

Việc bổ sung nhà đầu tư cần quan tâm đến vấn đề lưu ý về nơi lưu trú, giấy phép, tài khoản của nhà đầu tư như sau:

1. Nhà đầu tư mới này có cần đến Việt Nam không?

Hiện tại, pháp luật không có quy định về sự có mặt của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty FDI tại Việt Nam. Vì vậy, nhà đầu tư này không cần đến Việt Nam trừ trường hợp nhà đầu tư này đầu tư này sau khi góp vốn, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 

Cụ thể, quy định tại khoản 3 điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 như sau: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”

2. Nhà đầu tư mới này có cần giấy phép lao động hay thẻ tạm trú không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và điều 172 Bộ Luật lao động thị các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động gồm: 

  • Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Như vậy, nhà đầu tư mới này không cần xin giấy phép lao động.

Trong trường hợp nhà đầu tư mới này làm việc tại Việt nam, thì cần khai báo tạm trú. Cụ thể theo quy định tại điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú (cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật – Điều 32 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.” Hết thời hạn tạm trú thì cần gia hạn thêm thời gian này. Để tiết kiệm được chi phí do không phải làm thủ tục gia hạn visa hay gia hạn tạm trú nhiều lần và tiết kiệm chi phí đi lại thì nên làm thẻ tạm trú.

3. Ông ta có cần mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam hay không? (ai đó không sống ở Việt Nam có thể mở tài khoản tại Việt Nam: xác nhận lại)

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty FDI tại Việt Nam sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ của doanh nghiệp (Điều 7 + điều 8 Thông tư 19/2014/TT-NHNN); không cần mở tài khoản tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản thanh toán tại Việt Nam. Cụ thể tại  Điều 11 thông tư 23/2014/TT-NHNN, Đối tượng mở tài khoản thanh toán thanh toán ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

“1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: 

a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; 

c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật; 

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.”

4. Nếu ông ta không có tài khoản tại Việt Nam, làm sao để chia phần cổ tức, lợi nhuận cho ông ta một cách hợp pháp?

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 và khoản 2 điều 8 Thông tư 19/2014/TT-NHNN thì việc chia cổ tức, lợi nhuận phải thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ của doanh nghiệp qua giao dịch chi. Điều này có thể thực hiện qua ủy nhiệm chi.

5. Ông ta cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đầu tư vào công ty ?

Để đầu tư vào Công ty FDI, cần thực hiện qua các bước:

– Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (đối với từng trường hợp);

– Đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Đăng ký thay đổi nội dung Đăng ký kinh doanh;

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp:

 – Bản sao hộ chiếu

– Giấy xác nhận chuyển tiền vào doanh nghiệp FDI

Chi tiết xin liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners

Hotline: 0912918296

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

 

 

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư